Chi tiết tin tức

Trong quá trình mang thai, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khoẻ ở mẹ bầu. Tuy vậy không phải bất cứ lúc nào trong thai kỳ mẹ bầu có thể ăn mọi loại thực phẩm, mà còn tuỳ vào từng thời điểm trong thai kỳ. Bà bầu nên hiểu rõ mình thiếu và cần bổ xung những chất dinh dưỡng nào cho cơ thể để có thể tìm được chế độ ăn hợp lý, an toàn trong quá trình mang thai. 

Nhiều mẹ khi mang thai lo sợ mất vóc dáng  thân hình thon thả của mình lên đã tự ý ăn kiêng. Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ của thai nhi và cả mẹ bầu. Nếu người mẹ ăn kiêng hoặc ăn uống không hợp lý sẽ làm cho thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu ở thai nhi. Những trẻ bị suy dinh từ trong bụng mẹ khi được sinh ra đều bị nhẹ cân, có chiều cao dưới trung bình và khi lớn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hoá, mất cân bằng nội tiết, bị các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch… Những trẻ này cũng rất dễ bị ốm ở những năm đầu đời vì hệ miễn dịch của những trẻ này rất yếu.

Thai kỳ thường được chia làm 3 giai đoạn chính:

Ba tháng đầu của thai kỳ

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành thai nhi nên các mẹ thường có những biểu hiện ốm nghén như: nôn, mệt mỏi, nhạt miệng, sợ mùi thức ăn… Việc này khiến các mẹ bầu không ăn đủ dinh dưỡng cần thiết. Có nhiều trường hợp không tăng cân, thậm chí có người tụt cân. Tuy vậy, sau khi hết giai đoạn này các chị em sẽ ăn uống bình thường trở lại.

Hầu hết 3 tháng đầu của thai kỳ đối với những mẹ khoẻ mạnh thường chưa cần ăn quá nhiều vì những đòi hỏi của thai nhi là không quá lớn. Các chị em nên các thực phẩm giàu protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá… Cùng với đó các thai phụ cũng nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong… Để tránh tình trạng ốm nghén các chị em nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và nên bổ xung thêm hoa quả.

Tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ

Đây là giai đoạn rất quan trọng vì thai nhi sẽ phát triển cho đến khi trào đời. Khi người mẹ bị thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì vây, các chị em cần ăn nhiều để bù lại giai đoạn ba tháng đầu do ốm nghén.

Trong giai đoạn này thai nhi sẽ phát triển rất nhanh, vì thế cần bổ sung đủ nhiệt lượng, protein và vitamin. Các thai phụ cần bổ xung nhiều dạng thức ăn giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng điều hoà đẻ giúp thai nhi phát triển ổn định. Đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, B12, PP, C, D, E… Cùng với đó là bổ xung thêm sắt để tạo máu cho cơ thể. Người mẹ cũng cần cố gắng ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm là thịt ,cá, trứng và các thực phẩm chế biến từ đậu lành; rau có màu xanh, vàng; gan động vật… Thêm đó các chị em cũng cần sử dụng các loại thực phẩm giàu  canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm như: rong biển, táo đỏ, đậu phụ, rau cải, lạc, trứng gà, thịt lạc, gan động vật…

3 tháng cuối của thai kỳ

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, các chị em nên giảm các đồ ăn chứa nhiều chất ngọt, đường, ít dinh dưỡng như bánh ngọt, bánh quy và tăng cường rau cùng hoa quả tươi. Nên ăn nhiều các món ăn từ một số loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá thu để bổ xung axit béo Omega 3 giúp phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý khi sử dụng các món ăn từ hải sản, nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này trước khi sử dụng.

Bước sang tháng thứ 8 các mẹ nên ăn nhiều thức ăn thanh đạm và dùng dầu thực vật để chế biến món ăn, ăn ít các món chính thay vào đó là ăn nhiều món phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm từ sữa. Hãy uống thật nhiều nước khi mang thai, và tăng cường ăn các loại thực phẩm từ bột mì, gạo, ngũ cốc thô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu. Nên ăn nhiều rau để chống táo bón và sử dụng nhiều thực phẩm ít muối để tránh bị phù nề.

Một số lời khuyên đối với các mẹ bầu:

Khi có thai chỉ cần tăng 9-12 kg là đủ. Điều này còn tuỳ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của chị, em trước  khi mang thai. Cụ thể, đối với người mảnh khảnh thì là 12–18 kg, người có cân nặng trung bình là 11 đến 16 kg, còn người thừa cân thì là 7 đến 8 kg.

Các thai phụ nên bổ xung thêm 15g chất đạm mỗi ngày. Từ những thực phẩm từ động vật như: thịt, trứng, sữa, thuỷ sản… Đặc biệt là các thực phẩm từ thực vật như: đậu tương, đậu xanh, yến mạch, các loại đậu khác và vừng lạc. Những thực phẩm này có lượng đạm cao, chất béo cũng nhiều giúp tăng nhiệt lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt nguồn vitamin tan trong chất béo.

Cần tăng thêm bữa phụ và tăng lượng thức ăn. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu đạm, kẽm, vitamin A, vitamin C và canxi. Nên ăn các thực phẩm làm từ cá để bổ xung axit béo omega3. Đông thời ăn đủ lượng rau mỗi ngày( 400-600gam) để tránh tình trạng táo bón. Bổ xung hoa quả chín để cung cấp đầy đủ lượng vitamin.

Không nên dùng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, dẫm… Nên ăn nhạt, bớt muối đặc biệt là đối với những bà bầu bị phù thận để giảm phù và tai biến khi đẻ.

Bổ xung sắt mỗi ngày để phòng trường hợp bị thiếu máu do thiếu sắt. Hãy bổ xung cho đến sau sinh 1 tháng. Hãy phối hợp bổ xung vitamin C cùng sắt vì Vitamin C giúp tăng cường 100% khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.

Bổ xung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể hàng ngày( 800- 1000mg) bằng các sản phẩm giàu canxi như: trứng, sữa, sữa chua… Hãy kết hợp bổ xung vitamin D vì nó giúp tăng cường khả năng hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho cho cơ thể. Phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày.

Ngoài việc ăn uống hợp lý, những chị em có sức khỏe kém cần tạo cho mình cuộc sống vui vẻ, không bực bội, cáu gắt hay lo lắng để tránh stress. Chú ý nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhất là trong 3 tháng đầu. Cần phải vận động, đi lại, tránh nằm một chỗ (trừ trường hợp bác sĩ chỉ định), không nên thức quá khuya.

Nguồn tin: Sưu tầm

Các tin khác

0901 349 349